Hiểu nguyên nhân, cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh tiểu đường

Cứ ba người lớn thì có một người mắc bệnh tiền tiểu đường và không biết về điều đó. Kiểm tra xem liệu quý vị có nguy cơ hay không.

Tiểu đường là gì và nguyên nhân gây bệnh là gì?

Tiểu đường là một căn bệnh khiến người bệnh có quá nhiều đường trong máu. Điều này xảy ra khi mọi người không sản xuất insulin trong cơ thể của họ hoặc cơ thể của họ không phản ứng với insulin. Hoóc-môn này là cần thiết để phân rã đường trong máu (còn được gọi là glucose). Quá nhiều glucose có thể gây độc, vì vậy đây là một tình trạng nghiêm trọng.

Thừa cân, chế độ ăn uống không lành mạnh, tuổi tác và tiền sử gia đình là những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường. Nếu quý vị bị tiểu đường thai kỳ hoặc bệnh tiểu đường khi mang thai thì quý vị cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Thực hiện xét nghiệm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường


Tìm hiểu sự khác biệt giữa bệnh tiểu đường Tuýp 1 và Tuýp 2

  • Bệnh tiểu đường loại 1 là một rối loạn trong đó cơ thể không sản xuất insulin. Những người mắc bệnh tiểu đường Tuýp 1 thường có các triệu chứng bắt đầu từ thời thơ ấu, vì vậy, đôi khi bạn thấy nó được gọi là bệnh tiểu đường trẻ em hoặc bệnh tiểu đường vị thành niên.
  • Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi cơ thể không phản ứng với insulin và có quá nhiều đường trong máu. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường là kết quả của chế độ ăn uống không lành mạnh, béo phì và/hoặc lười vận động.  

Bệnh tiểu đường tuýp 2 được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người trưởng thành vì nó ảnh hưởng đến mọi người ở giai đoạn sau trong cuộc sống. Bây giờ, căn bệnh này còn ảnh hưởng tới cả trẻ em. Điều này rất đáng lo ngại vì đây là một căn bệnh có thể phòng ngừa được.

 

 

Blue Cross có những chương trình nào hỗ trợ cho tôi?

Mặc dù 1 / 3 người lớn ở Hoa Kỳ mắc bệnh tiền tiểu đường**, quý vị vẫn có thể cảm thấy như đang chỉ có một mình. Hiện có những chương trình cung cấp cho quý vị sự hỗ trợ cần thiết để ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường. Hầu hết các hội viên 18+ đều có quyền tiếp cập với Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường (DPP) được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh chứng nhận. Mục tiêu chính là học các thói quen lành mạnh và giảm 5 phần trăm cân nặng cơ thể của quý vị. Tìm lớp học phòng ngừa bệnh tiểu đường gần chỗ quý vị.

Một số hội viên người lớn*** có thể nhận dịch vụ từ Omada®, một chương trình trực tuyến có thể giúp quý vị giảm cân, cảm thấy sảng khoái và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2. Tìm hiểu cách thức hoạt động của Omada.

Blue Cross cũng cung cấp dịch vụ quản lý ca bệnh và gửi thư hướng dẫn cho cả người lớn và trẻ em để kiểm soát bệnh tiểu đường. Chương trình quản lý chăm sóc này miễn phí cho các thành viên đủ điều kiện, hoàn toàn tự nguyện và bảo mật. 

Quý vị có thể có các chương trình sức khỏe thể chất và tinh thần khác để hỗ trợ sức khỏe của mình. Đăng nhập để tìm hiểu thêm. 

 

Các triệu chứng và biến chứng của bệnh tiểu đường: Nắm rõ các dấu hiệu

Có một số triệu chứng của bệnh tiểu đường. Nếu quý vị có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, quý vị nên đi khám. Các biến chứng do bệnh tiểu đường rất nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường:

  • Mờ mắt
  • Hay khát nước
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Năng lượng kém hoặc dễ mệt mỏi
  • Ngứa hoặc tê ở bàn tay và bàn chân

Các biến chứng tiềm ẩn:

  • Tổn thương võng mạc của mắt, có thể dẫn đến mù lòa
  • Tổn thương thận
  • Đau tim
  • Đột quỵ
  • Tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê hoặc đau ở bàn tay và bàn chân


Sàng lọc hoặc xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường

Có một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Tất cả các xét nghiệm đều đo lượng đường, hoặc glucose, trong cơ thể.

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói
  • Xét nghiệm Hemoglobin A1C
  • Xét nghiệm dung nạp glucose qua miệng

Tần suất xét nghiệm bệnh tiểu đường tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ của quý vị. Đối với những người từ 45 tuổi trở lên, quý vị nên xét nghiệm ba năm một lần. Bác sĩ có thể khuyến nghị khám sàng lọc thường xuyên hơn. Xem danh sách khuyến nghị chăm sóc phòng ngừa.
 

Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường là gì?

Nếu thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ, quý vị có thể cần dùng thuốc. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để kiểm soát bệnh tiểu đường hoặc liệu pháp insulin.

 

*Không có khoản chia sẻ chi phí hội viên cho DPP đối với các hội viên của chương trình do chủ lao động cung cấp được bảo hiểm đầy đủ bắt đầu từ việc gia hạn chương trình 2024 của họ. Các chương trình tự bảo hiểm (quyền lợi do chủ lao động thiết lập) có thể chọn cung cấp bảo hiểm DPP miễn phí cho nhân viên của chính họ. Các hội viên có thể làm việc với bộ phận nhân sự của chủ lao động hoặc gọi đến bộ phận dịch vụ khách hàng của Blue Cross để tìm hiểu thêm.

**CDC (tháng 11 năm 2023) https://www.cdc.gov/diabetes/data/statistics-report/index.html

***Không phải tất cả các chương trình đều cung cấp Omada. Một số hội viên có thể không có quyền tiếp cận chương trình này. Vui lòng liên hệ với dịch vụ khách hàng theo số điện thoại ở mặt sau thẻ ID Blue Cross để xác minh bảo hiểm của quý vị.

Chương trình Omada là của Omada Health, Inc., một công ty độc lập cung cấp chương trình tư vấn hành vi chuyên sâu kỹ thuật số.

Omada - Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Thực hiện các bước để phòng ngừa bệnh tiểu đường và bệnh tim. Quý vị sẽ có quyền truy cập vào các công cụ, chương trình giáo dục, huấn luyện nâng cao sức khỏe và các nhóm đồng đẳng trực tuyến.

Dành cho cho một số chương trình.

Tìm hiểu về Omada

Omada - Hỗ trợ cho bệnh tiểu đường

Hỗ trợ cho bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2

Quý vị sẽ nhận được công cụ giúp quý vị đạt được mức cân nặng lành mạnh ơn, giám sát mức đường huyết và cảm giác kiểm soát được sức khỏe của quý vị.

  • Hướng dẫn viên có chứng nhận về bệnh tiểu đường
  • Thiết bị đã kết nối
  • Bài học tương tác

Dành cho cho một số chương trình.

Tìm hiểu về Omada