Hen suyễn là bệnh của phổi gây khó thở. Quý vị có thể phòng ngừa các cơn hen suyễn bằng cách thận trọng thay đổi môi trường sống và tránh các tác nhân gây bệnh. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để giúp ích.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh hen suyễn?
Bệnh hen suyễn có tính di truyền, vì vậy nếu cha hoặc mẹ, hoặc cả cha và mẹ của quý vị bị hen suyễn, thì có khả năng quý vị cũng bị hen suyễn. Ngoài yếu tố di truyền, thì dị ứng, bệnh tật, hút thuốc, vật nuôi, không khí lạnh, căng thẳng hoặc thậm chí tập thể dục cũng có thể gây ra bệnh hen suyễn.
Bệnh hen suyễn có những triệu chứng gì?
Các triệu chứng bao gồm hụt hơi, thở khò khè, ho hoặc cảm giác tức ngực.
Phổi phản ứng theo hai cách khác nhau:
- Các cơn co thắt cơ gây khó thở
- Các khí quản bị hẹp do màng phổi bị viêm
Cách tránh các tác nhân gây hen suyễn thường gặp
Các tác nhân gây hen suyễn có thể khác nhau đối với mỗi người. Học cách tránh các tác nhân này có thể giúp phòng ngừa các cơn hen suyễn.
Đây là một số điều quý vị có thể làm để tránh những tác nhân thường gặp nhất của bệnh hen suyễn:
- Bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc thụ động
- Đeo khẩu trang khi sơn, làm công việc xây dựng hoặc sân bãi
- Tiêm phòng cúm
- Sử dụng bộ lọc HEPA cho máy hút bụi, lò sưởi và máy điều hòa không khí
- Sử dụng bộ đồ trải giường và vỏ gối có tính năng bảo vệ để giảm dị ứng
- Không nuôi thú cưng trong nhà
- Kiểm soát mức độ căng thẳng để tránh các cơn hoảng loạn
- Khi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định các dị ứng mà mình bị và học cách tránh dị ứng
- Tiếp tục dùng thuốc duy trì theo toa thuốc của quý vị
Có các loại thuốc hoặc liệu pháp điều trị thông thường nào cho bệnh hen suyễn?
Thuốc và liệu pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn và tần suất quý vị bị cơn hen suyễn.
- Nếu quý vị bị hen suyễn nhẹ và bị ít hơn hai cơn hen suyễn mỗi tuần, thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc xịt cứu nguy hoặc thuốc xịt khẩn cấp (thuốc giãn phế quản) để sử dụng khi cần thiết để dễ thở nhanh.
- Nếu quý vị bị nhiều hơn hai cơn hen suyễn mỗi tuần, thì bác sĩ có thể chẩn đoán quý vị mắc bệnh hen suyễn dai dẳng. Bác sĩ có thể kê toa thuốc dùng hàng ngày như ống xịt duy trì hoặc thuốc chống viêm. Những thuốc này ngăn ngừa các triệu chứng hen suyễn, nhưng có thể mất vài ngày để thuốc bắt đầu có tác dụng. Điều quan trọng là phải duy trì uống thuốc ngay cả khi quý vị cảm thấy đã khá hơn.
Hãy thảo luận với bác sĩ nếu quý vị đang dùng thuốc theo chỉ dẫn và đang tránh các tác nhân gây bệnh nhưng vẫn lên cơn hen suyễn.
Các bài tập thở có giúp ích cho bệnh hen suyễn không?
Các bài tập thở có thể hữu ích, đặc biệt là đối với hen suyễn do căng thẳng hoặc các triệu chứng hen suyễn trong cơn hoảng loạn. Nó cho quý vị một công cụ để giữ bình tĩnh trong khi tập trung vào hơi thở của mình. Cố gắng hít vào và thở ra trong khi chậm rãi đếm đến mười.
Blue Cross đài thọ những xét nghiệm và liệu pháp điều trị hen suyễn nào?
Xét nghiệm thường dùng nhất để chẩn đoán bệnh hen suyễn là xét nghiệm chức năng phổi. Xét nghiệm dị ứng cũng có thể xác định nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh hen suyễn. Hãy gọi đến số dịch vụ khách hàng trên thẻ ID hội viên của quý vị để tìm hiểu xem các xét nghiệm này có được đài thọ hay không.
Blue Cross cũng có các nhân viên quản lý ca bệnh và thư hướng dẫn cho cả người lớn và trẻ em để kiểm soát bệnh hen suyễn. Chương trình quản lý chăm sóc này miễn phí cho các hội viên đủ điều kiện, hoàn toàn tự nguyện và bảo mật. Để tìm hiểu thêm về chương trình, hãy gọi đến số dịch vụ khách hàng trên thẻ ID hội viên của quý vị.
Tìm hiểu thêm về phòng ngừa bệnh hen suyễn
Kiểm soát các bệnh mãn tính
Những câu hỏi thường gặp nhất về tiêm phòng cúm
Chăm sóc phòng ngừa
Thăm khám thể chất và chuyến thăm khám phòng ngừa